08 Nguyên nhân khiến vết thương lâu lành

08 Nguyên nhân khiến vết thương lâu lành
Nguyên nhân vết thương lâu lành

Tất cả vết thương trên cơ thể chúng ta đều cần một khoảng thời gian để chữa lành. Đôi khi bạn thấy vết thương của mình lâu lành hơn bình thường. Trường hợp vết thương lâu lành càng ngày càng đau kèm một số triệu chứng như; bưng mủ, cơ thể mệt mỏi nóng sốt kéo dài… đó là dấu hiệu báo động của cơ thể mà bạn không được chủ quan. Cùng ZCC tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân của vấn đề trên nhé!

Nguyên nhân khiến vết thương lâu lành

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng
Nhiễm trùng
Da là bộ phận quan trọng chiếm diện tích nhiều nhất trên cơ thể có chức năng bảo vệ cơ thể, khi da bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Khi các tế bào da chưa kịp liền để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn thì sẽ xuất hiện tình trang nhiễm trùng.

Khi vết thương bị nhiễm trùng, vùng da gần vết thương của bạn bắt đầu xuất hiện các vết đỏ, càng ngày càng đau nhức; mưng mủ và tiết dịch nhầy kèm theo mùi khó chịu. Khi đó bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế để có biện pháp sử lý.

Thiếu dinh dưỡng

Thiếu chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết là một trong những nguyên nhân dẫn đến vết thương lâu lành. Người bệnh thường chủ quan trong việc ăn uống không kiêng cử, điều độ và hợp lý. Để nhanh lành thương là bạn phải ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A, vitamin C. Hai loại vitamin này thường có trong các loại rau quả như: cam,bưởi, ổi, rau, khoai lang và ớt chuông.

Đang mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường
Với người bị bệnh tiểu đường thì lượng đường huyết tăng cao sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và tuần hoàn máu. Tình trạng này sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường thường dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng; cho nên khó nhận biết cảm giác bị đau khi có vết thương và không chăm sóc kỹ mô da hư tổn thì rất dễ làm vết thương lâu lành.

Sử dụng thuốc không đúng cách

Khi sử dụng thuốc không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến phản tác dụng, làm hạn chế khả năng miễn dịch. Giết chết các vi khuẩn tốt hỗ trợ mô da trong quá trình lành vết thương.
Thường thì thuốc chống viêm cũng rất dễ làm vết thương lâu lành do ức chế cơ chế tự nhiên của quá trình viêm – một trong những giai đoạn thúc đẩy liền thương nhanh chóng.

Lưu thông máu kém

Tình trạng tiểu đường, máu huyết không lưu thông hay sự tích tụ của động mạch, máu đông sẽ làm tắt nghẽn quá trình  hoạt động của tế bào hồng cầu thúc đẩy các tế bào mới đến hỗ trợ da bị thương. Điều này gây nên quá trình liền thương khó khăn hơn.

Lưu thông máu kém
Lưu thông máu kém

Do uống nhiều bia rượu

Khi uống rượu, bia quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Alcoholism; Clinical and Experimental Research cho biết. Các nhà khoa học giải thích rằng việc uống rượu bia quá nhiều làm giảm lượng bạch cầu có vai trò quan trọng giúp tiêu diệt vi khuẩn, khiến vết thương lâu lành hơn.

Do ít hoạt động, nằm nhiều

Những người ít hoạt động sẽ cản trở lưu thông máu và tăng áp lực lên một vùng da nhất định. Nguyên nhân chính của vết thương hở lâu lành và nguy cơ nhiễm trùng cao.
Điều đó không có nghĩa là khi bị thương bạn phải thường xuyên hoạt động. Mà bạn phải thường xuyên thay đổi tư thế nằm để khắc phục áp lực lên vùng da. Nếu vết thương ngày càng nặng hơn, thì nên cơ sở y tế để được thăm khám tư vấn lộ trình điều trị phù hợp.

Chế độ chăm sóc vết thương chưa phù hợp

Vùng da bị tổn thương sẽ rất cần đến sự hỗ trợ và chăm sóc. Đặc biệt, là bạn phải thường xuyên rửa vết thương thật sạch bằng dung dịch oxy già ở lần đầu tiên và sử dụng nước muối sinh lý cho những lần rửa vết thương tiếp theo. Sau đó bôi thuốc và băng bó vết thương đúng phương pháp.

Làm thế nào để vết thương lành nhanh chóng?

Việc lành vết thương ngoài da cho thấy khả năng miễn dịch của cơ thể. Để hạn chế tình trạng vết thương lâu lành, điều tiên quyết nhất là bạn phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ăn uống các chất xơ, protein, đạm và vitamin hợp lý, giảm thiểu các đồ ăn tanh như tôm, cua…trong quá trình chữa trị vết thương. Đặc biệt, bạn cần phải kiêng ăn rau muống. Ăn rau muống sẽ gây sẹo lồi và bưng mủ, làm tắt nghẽn quá trình liền thương.  Bên cạnh đó, đừng quá chủ quan đối với những vết xây xát nhỏ; hãy luôn luôn điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tránh sử dụng bất cứ loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất sứ để bôi hoặc uống làm tổn thương mô da.
Qua bài viết bạn đã biết đâu là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Các chăm sóc, ăn uống để vết thương nhanh lành hơn.
Xem thêm nhiều bài viết hay để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bạn tại chuyên mục sức khỏe của chúng tôi.
Trích từ: dizigone.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *